Đam
mê Harley-Davidson
Đang cùng chiếc Harley-Davidson rong ruổi từ TP HCM
đi Nha Trang, anh Sơn thấy sợi sên hơi chùng, cạ vào
dàn đỡ thì lập tức dừng lại, thuê ôtô để chở xe về
thành phố.
Anh Sơn mê Harlay-Davidson từ khi còn trẻ. Với anh,
chính thiết kế giúp anh cảm thấy rất thoải mái khi
điều khiển là điều mê hoặc nhất. Anh bảo: "Chạy
chiếc Harley-Davidson đời 1941 ra xa lộ, bạn có thể
yên tâm đặt chân lên bàn đỡ, thiết kế riêng cho các
chuyến đường dài. Giảm xóc tốt, thiết kế khí động
học giúp người ngồi không cảm thấy đau lưng".
Anh
Sơn có riêng những bộ đồ phù hợp với chiếc xe cưng,
chẳng phải để tạo dáng mà nó giúp người điều khiển
yên tâm: "Chẳng hạn đi xe Harley-Davidson phải
mang giày cao gót. Ra xa lộ, nó ôm chân, giúp mình
thấy vững tâm", anh Sơn nói.
Chơi Harley-Davidson, ngoài lúc tiêu dao, hàng tuần
phải "hỏi thăm" sức khỏe xe như cho máy
nổ một lúc. Loại xe này khi để lâu dầu lắng xuống,
đạp rất khó nổ. Do yêu xe, mất bao công tu bổ, phục
dựng nên chủ xe rất "o bế" nó. Bởi vậy chẳng
có gì ngạc nhiên khi anh thuê hẳn một chiếc xe hơi
để cõng chú xe cưng của mình về thành phố.
Không tính hết bao nhiêu lần xe Harley-Davidson đã
xuất hiện trên màn ảnh Hollywood, nhưng khán giả Việt
Nam thì không quên được chiếc xe đen bóng do Arnold
lái trong bộ phim Terminator. Harley-Davidson có mặt
trong các đội hộ tống của đoàn xe các nguyên thủ,
trong các cuộc rong ruổi dặm trường của những người
yêu tốc độ, thích khám phá.
Cẩm
Nang Tiêu Dùng giới thiệu hai chiếc xe Harley-Davidson
hiện được coi là đỉnh nhất tại Việt Nam, ra đời cách
nhau 35 năm. Chiếc màu vàng dung tích 739cc xuất xưởng
từ năm 1941, còn chiếc đen dung tích máy 1.200cc xuất
xưởng năm 1976. Theo một người mê xe cổ, chiếc màu
vàng từng được sử dụng trong đội xe hộ tống của chính
quyền cũ. Trải qua bao năm tháng lưu lạc, chiếc xe
này từng bị cải tiến để trở thành... xe lôi. Khi mua
lại, người chủ đã mất 5 năm để tìm mua phụ tùng, phục
dựng lại nguyên trạng như hiện nay.
Điểm
khác biệt chính giữa xe đời 1941 và xe 1976 là hộp
số. Xe đời trước sử dụng bộ ly hợp chân (embrayage)
và số tay 3 số. Còn xe sau dùng số chân 4 số. Chỉ
riêng việc khởi động chiếc xe năm 1941 cũng mất công
học vài ba ngày mới làm quen được. Bạn phải gạt cần
gió, đạp mồi vài ba cái cho xăng lên. Sau đó để embrayage
tự do và đạp cần khởi động. Bạn sẽ thấy chiếc cần
khởi động này rất quen thuộc vì nó giống bàn đạp xe
đạp hơn là của xe máy. Lưu ý rằng phải mang giày để
đạp, nếu không muốn bị giật gót chân khi cần đạp bật
trả.
Vài
nét lịch sử Harley - Davidson
Năm 1900, trong căn phòng làm việc nằm dưới một tầng
hầm, hai nhà thiết kế và sáng chế người Mỹ là William
S. Harley và Arthur Davidson nung nấu ý tưởng về một
chiếc xe gắn máy. Ý tưởng này đã biến thành hiện thực
nhờ sự trợ giúp của hai người anh Arthur là Walter
và William Davidson. Cả năm người cũng không ngờ những
thử nghiệm ban đầu lúc đó sẽ có ngày trở thành một
biểu tượng của sức mạnh đầy nam tính như ngày nay.
Năm
1903, công ty Harley-Davidson chính thức thành lập
và một năm sau bắt đầu đi vào hoạt động. Năm 1905,
hãng thiết kế chiếc Harley-Davidson một máy mang tên
Silent Grey Fellow với màu sơn xám. Chiếc xe này xuất
hiện trong ngành cảnh sát Mỹ từ năm 1907. Kiểu máy
V bố trí nghiêng 45 độ như hiện nay xuất hiện trên
xe Harley-Davidson từ năm 1909. Kể từ đó, Harley-Davidson
trở thành nhà cung cấp xe máy cho quân đội và cảnh
sát. Sau một thời gian hoạt động, năm 1965 Harley-Davidson
sáp nhập với Công ty máy móc và đúc Mỹ (AMF). Sự kết
hợp này kết thúc sau 21 năm, khi 13 lãnh đạo cao cấp
của hãng chính thức mua lại cổ phần.
Website
chính thức của Harley-Davidson: www.harley-davidson.com
ngoisao.net
Link
back
to CÁC BÀI VIẾT VỀ XE CD